Mochi Mỹ Phẩm - Nước Hoa

CỒN TRONG MỸ PHẨM CÓ THẬT SỰ NGUY HIỂM

Thứ Hai, 12/06/2023
Team Lead

 

1. Khái niệm

Trong hóa học, alcohol (cồn) là một hợp chất hữu cơ

chứa nhóm -OH gắn vào một nguyên tử cacbon.

Phân loại

Alcohol được sử dụng trong mỹ phẩm thường được chia thành hai loại khác nhau đó là drying alcohol (cồn khô) và fatty alcohol (cồn béo):

- CỒN KHÔ trong mỹ phẩm là một loại cồn mang đặc tính giống với cồn trong rượu bia và thường xuất hiện dưới các tên ethanol, methanol, alcohol, ethyl alcohol, alcohol denat, benzyl alcohol, isopropyl alcohol và những loại SD alcohol. Cồn khô thì mang nhiều tai tiếng hơn so với cồn béo.

Ethanol là một loại cồn khô đc sử dụng khá rộng rãi, nó thì không màu, dễ bay hơi, thường thấy trong các sản phẩm đồ uống có cồn tuy nhiên cũng có mặt trong đa số các sản phẩm mỹ phẩm như là một nguyên liệu thô có nhiều ứng dụng

- CỒN BÉO được biết đến là loại cồn có ích trong mỹ phẩm. Cồn béo được sử dụng như chất nhũ hóa (giúp phân tán dầu và nước tạo nên nền kam hay lotion cho sản phẩm), chất làm mềm (dưỡng ẩm tự nhiên) và cũng đóng một vai trò nhở trong việc làm đặc nền sản phẩm. Cồn béo mang lại rất nhiều lợi ích khác, trong đó khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và mềm da là nổi bật nhất. Một số loại cồn béo thông dụng và an toàn (trừ các trường hợp dị ứng) là cetyl alcohol, cetearyl alcohol, stearyl alcohol, behenyl alcohol và myristyl alcohol.

*Alcohol Denat là tên viết tắt của cồn bị biến tính. Đây là loại cồn được sử dụng trong thành phần mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc cá nhân. Cồn có thể bị biến tính hoàn toàn (Cồn CD) hoặc biến tính đặc biệt (Cồn SD) tùy thuộc vào (các) loại chất biến tính được sử dụng.Cồn SD thường được sử dụng rộng rãi

Công dụng của alcohol denat trong mỹ phẩm:

  • Alcohol denat khi thoa lên da sẽ làm các mô sinh học trên da co hoặc kéo, các phân tử trong hợp chất này sẽ hoạt động và liên kết với protein keratin trong da thành một hàng rào bảo vệ da, làm mát da, săn chắc và giúp se khít lỗ chân lông cho da.

  • Là chất dung môi các chất trong sản phẩm, đồng thời nó giúp các chất có trong mỹ phẩm thẩm thấu nhanh vào da, không gây nhờn dính khó chịu. Đây là lý do tại sao nó được ứng dụng trong các sản phẩm toner và kem chống nắng.

  • Do có tính kháng khuẩn, khử trùng mạnh nên nó được dùng như một chất bảo quản và tăng tuổi thọ cho sản phẩm, ngăn cản sự kết tinh và phản ứng hóa học giữa các thành phần làm sản phẩm giữ được lâu mà không bị mất dược tính.

  • Đây là đặc tính của họ ethanol, alcohol denat có khả năng diệt khuẩn, khử trùng nên nó được dùng làm thành phần chính trong các sản phẩm rửa tay khô. Còn trong mỹ phẩm, nó thêm vào như một chất sát khuẩn ở nồng độ nhẹ, an toàn dành cho những ai bị da dầu, đang bị mụn khá hiệu quả, đặc biệt là mụn trứng cá.

2. Vai trò của cồn trong mỹ phẩm

2.1 Dung môi hoa tan

Ethanol là một dung môi tốt có thể hòa tan một số

thứ mà nước không thể. Nó thường được sử dụng trong nước hoa vì nhiều loại dầu thơm và este thường không hòa tan trong nước, nhưng có thể hòa tan trong rượu.

Một số hoạt chất trong chăm sóc da không phân cực nên khó hòa tan trong nước, nhưng ethanol vẫn có thể hòa tan chúng

Rất nhiều sản phẩm chăm sóc da sử dụng glycol làm dung môi thay thế (propanediol, propylene glycol), nhưng chúng không dễ bay hơi nên có thể để lại vẻ sáng bóng trên da (có thể tốt hoặc xấu tùy loại da)

2.2 Dung môi chiết

Là một dung môi đa năng, Ethanol được sử dụng để

chiết các thành phần/hoạt chất từ thực vật

 

2.3 Thành phần làm sạch da

Trong các loại toner và nước tẩy trang, cồn đôi khi

được sử dụng để giúp loại bỏ lipid, dầu và sáp ra khỏi da. Nó cũng có thể được sử dụng để chuẩn bị da cho trước các bước điều trị như peel da

2.4 Tác động của cồn lên da

Có rất nhiều nghiên cứu trong ống nghiệm đã nghiên cứu ảnh hưởng của rượu đối với các tế bào cô lập hoặc các mẫu da cô lập. Và kết quả của những điều này nghe có vẻ khá đáng sợ: rượu có thể làm cho các tế bào da chết, tạo ra các tín hiệu viêm, biến tính protein và làm chậm hoạt động của enzym và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn. Nhưng việc bôi cồn lên da rất khác với việc đổ cồn lên các tế bào trần trong đĩa..., nên việc áp dụng các nghiên cứu trong in vitro vào thực tế sử dụng trên da là khác nhau. Da của chúng ta được bao phủ bởi lớp sừng, như là  một rào cản giữa các tế bào sống với môi trường bên ngoài. Nó chứa 15-20 lớp tế bào da chết, có chất sừng cứng chắc và chúng được bao quanh bởi các lipid gian bào ngăn cản các chất đi qua. Vì vậy, để ethanol có thể ảnh hưởng đến các tế bào da sống như trong các nghiên cứu trong ống nghiệm, nó phải làm cho nó vượt qua lớp sừng đến các tế bào sống ở một nồng độ đủ cao. Tuy nhiên không phải các nghiên cứu in vitro sai hoàn toàn trên da thực tế bởi vì đối với các làn da vốn đã nhạy cảm hay đang bị viêm da thì sử dụng sản phẩm có cồn có khả năng gây kích ứng da, nên nếu như có thể tránh được thì có thể tránh để đảm bảo an toàn khi sử dụng.

  • Viêm da, mẫn đỏ

  • Rối loạn da

  • Khiến da bị khô và mất nước

 

Tổng Kết:

- Alcohol là thành phần khá phổ biến được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm, alcohol được chia thành hai loại khác nhau đó là drying alcohol (cồn khô) và fatty alcohol (cồn béo):

Cồn khô (ethanol, methanol, alcohol, ethyl alcohol, alcohol denat,..) trong mỹ phẩm là một loại cồn mang đặc tính giống với cồn trong rượu bia. Cồn khô thì mang nhiều tai tiếng hơn so với cồn béo. Cồn béo (cetyl alcohol, cetearyl alcohol, stearyl alcohol, behenyl alcohol, myristyl alcohol) được biết đến là loại cồn có ích trong mỹ phẩm. Cồn béo được sử dụng như chất nhũ hóa, chất làm mềm, làm đặc và có khả năng dưỡng ẩm, làm dịu da.

- Cồn được sử dụng trong mỹ phẩm như một dung môi hòa tan, dung môi chiết, sử dụng như một thành phần bảo quản, làm sạch, thông thoáng da, nâng cao hiệu quả cũng như cải thiện khả năng thẩm thấu của hoạt chất vào da.

- Tuy nhiên cồn cũng mang nhiều điều tiếng xấu, trong các thí nghiệm in vitro, cồn có thể làm cho các tế bào da chết, tạo ra các tín hiệu viêm, biến tính protein và làm chậm hoạt động của enzym,..

Vẫn còn nhiều nghiên cứu cho kết quả mâu thuẫn nhau trong việc chứng minh cồn có thể làm viêm da, mất nước, rối loạn da,... Mặc dù cồn giúp kết cấu sản phẩm đẹp hơn, tăng độ thẩm thấu vào da của các hoạt chất (ví dụ như BHA) nhưng nếu da của bạn đang gặp vấn đề, tốt nhất nên tránh các sản phẩm nền cồn. Bạn có thể thử sau khi tình trạng da ổn hơn

- Một số thông tin nói về cồn khô ở nồng độ cao có thể làm mất đi dầu và protein ở bề mặt, ảnh hưởng đến lớp màng ẩm của da, gây khô, lão hóa sớm, kích ứng,..

 

Viết bình luận của bạn